Mặc dù sứ Chrome Cobalt không phổ biến như Titan hay các loại sứ kim loại khác, nhưng nó vẫn nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia về độ bền và tính an toàn cho người dùng. Do đó, ngày càng có nhiều người ưa chuộng và lựa chọn loại răng sứ này để phục hình. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về răng sứ Chrome Cobalt, dưới đây là thông tin hữu ích cho bạn.
Răng sứ Chrome Cobalt là gì?
Răng sứ Crom Cobalt, hay còn được biết đến với tên gọi Crom Cobalt hoặc sứ Co-Cr, thuộc dòng răng sứ kim loại và không chứa Niken. Lớp sườn kim loại bên trong được làm từ vật liệu Chromium và Cobalt, giúp chúng có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại sứ khác. Phần bên ngoài được phủ một lớp sứ cao cấp, mang lại độ trắng sáng tương đương với răng thật.
Răng sứ Chrome Cobalt không chứa Niken, được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá cao về độ an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Chúng cũng có độ tương thích sinh học cao với môi trường trong khoang miệng và khả năng chống oxy hóa tốt. Đối với những người bị dị ứng với kim loại, răng sứ Crom Cobalt là sự lựa chọn phù hợp để phục hình răng.
Ngoài ra, răng sứ Chrome Cobalt cũng được các chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng tốt khi làm cầu sứ răng dài vì chúng có trọng lượng rất nhẹ. Đặc biệt, chúng hạn chế tỷ lệ ánh viền của đường tiếp xúc giữa nướu và răng sứ khi sử dụng lâu dài. Loại răng sứ này có độ bền rất cao và có thể sử dụng được đến 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn, điều này làm cho nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Sử dụng răng sứ kim loại Chrome Cobalt có thật sự tốt không?
Sứ Chrome Cobalt thường được sử dụng cho các trường hợp răng bị xỉn màu, sứt mẻ, gãy vỡ, nhằm phục hồi tính thẩm mỹ của răng và cải thiện khả năng ăn nhai tốt. Với thành phần là sứ kim loại, sản phẩm này cũng có những ưu và nhược điểm như các loại răng sứ khác.
Ưu điểm của răng sứ Chrome Cobalt là gì:
Áp dụng cho nhiều trường hợp phục hình khác nhau: Răng sứ Crom Cobalt có thể áp dụng để phục hình cho nhiều trường hợp làm răng khác nhau như: răng nhiễm màu, bị hư hoặc vỡ, sứt mẻ, răng sâu, viêm tủy, mòn men răng hoặc nếu cần làm cầu răng sứ để phục hình răng mất. Riêng với cầu răng sứ, do dòng răng sứ Chrome Cobalt có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp để làm cầu sứ răng dài.
Cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng: Với lớp sứ trắng sáng bên ngoài, răng sứ Chrome Cobalt mang lại tính thẩm mỹ cao và khả năng khắc phục những khuyết điểm về mặt hình thể cũng như màu sắc cho răng. Nhờ lớp sườn kim loại cứng chắc, răng sứ này có khả năng chịu lực tốt, cải thiện chức năng ăn nhai mà không lo lắng về việc răng bị vỡ mẻ trong quá trình sử dụng.
Vật liệu an toàn, lành tính, không gây kích ứng: Mặc dù là răng sứ kim loại, nhưng không chứa thành phần Niken nên có thể hạn chế được độc tính ion gây hại cho răng miệng. Răng sứ Chrome Cobalt được đánh giá là an toàn và không gây kích ứng, đồng thời có khả năng tương thích sinh học cao, giúp hạn chế tình trạng oxy hóa và ánh viền nướu khi sử dụng lâu dài.
Chi phí thấp: Chi phí làm răng sứ Chrome Cobalt khá thấp nên rất phù hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là những người có khả năng tài chính không cao nhưng vẫn muốn làm răng sứ.
Nhược điểm của răng sứ Chrome Cobalt:
Màu sắc và độ thẩm mỹ: Lõi Crom có màu đen dẫn tới màu sứ bị đục sau nhiều năm sử dụng, có thể gây hiện tượng răng ngả màu, đen viền nướu, bóng mờ dưới ánh sáng. Do đó, sau khi đã sử dụng khoảng từ 7 – 10 năm, người dùng cần bọc lại răng sứ lần 2 để thay mới. Tính thẩm mỹ của răng sứ Chrome Cobalt cũng kém hơn răng toàn sứ, chỉ phù hợp để phục hình các răng hàm bên trong.
Làm răng sứ Chrome Cobalt giá bao nhiêu?
Giá làm răng sứ Crom Cobalt phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Địa chỉ nha khoa:
- Mỗi nha khoa có cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ, và chất lượng dịch vụ khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về bảng giá làm răng. Những nha khoa không đủ uy tín, với tay nghề kém cỏi và vật liệu không đạt tiêu chuẩn thường có chi phí thấp. Ngược lại, những nha khoa lớn, uy tín, và chuyên nghiệp thường có mức giá cao hơn, nhưng cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn.
Phòng Labo chế tác sứ:
- Các nha khoa lớn thường có phòng Labo riêng biệt để chế tác sứ ngay tại phòng khám, giúp tiết kiệm thời gian và kiểm soát chất lượng vật liệu tốt hơn. Việc này thường dẫn đến chi phí cao hơn so với các nơi không có phòng Labo.
Số lượng răng sứ cần bọc:
- Chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào tổng số lượng răng cần bọc sứ. Càng nhiều răng thì chi phí càng cao.
Theo khảo sát, chi phí làm răng sứ Crom Cobalt trên thị trường dao động từ 1 – 3 triệu đồng/răng, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng phòng khám.
>>>Xem thêm: Răng sứ không kim loại là gì?
Comments