top of page
  • Ảnh của tác giảngophuong091188

Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh và cách cải thiện

Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ hiện đại được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn để khắc phục và cải thiện các khuyết điểm hiện có tại răng. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp phải tình trạng răng sứ bị ê khi uống lạnh vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và làm thế nào để cải thiện, khắc phục hiệu quả nhất?


rang-su-bi-e-buot
Răng sứ bị ê khi uống lạnh là triệu chứng khá điển hình mà nhiều người gặp phải hiện nay

Dấu hiệu điển hình nhận biết răng sứ bị ê khi uống lạnh

Răng sứ bị ê khi uống lạnh là triệu chứng điển hình, dễ nhận thấy sau khi phục hình thẩm mỹ nha khoa. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là bạn sẽ cảm thấy răng tê, hơi đau nhức nhẹ mỗi khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống để lạnh.

Ban đầu, triệu chứng này khá nhẹ nhàng, không quá ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chủ quan và không tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp thì triệu chứng tê răng sẽ ngày càng dữ dội, thậm chí khiến bạn không thể tập trung vào các hoạt động, sinh hoạt của mình.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sứ bị ê khi uống lạnh

Dưới đây là các nguyên nhân điển hình khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh mà bạn có thể tham khảo để biết thêm:

Nướu răng quá nhạy cảm

Một trong những nguyên nhân hàng đầu mà bạn có thể nghĩ đến khi răng sứ bị ê khi uống lạnh chính là nướu răng quá nhạy cảm. Nướu răng là vị trí hết sức quan trọng bên trong khoang miệng, có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với cơ quan não bộ.

Nướu nối liền với hệ thống chằng chịt các dây thần kinh cảm giác ở sâu dưới chân răng. Chình vì vậy mà khi răng tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống quá lạnh sẽ gây kích thích trực tiếp đến các dây thần kinh này, từ đó dẫn đến hiện tượng ê buốt mà bạn đang gặp.

Triệu chứng răng sứ ê buốt thường xuất hiện và nặng nề hơn vào buổi tối trước khi ngủ hoặc sáng sau khi thức giấc. Mặc dù không quá mức nghiêm trọng nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tủy răng tổn thương sau phục hình

Sau quá trình bọc răng sứ hay trồng răng sứ thẩm mỹ, nếu chẳng may tủy răng bị tổn thương thì bạn sẽ có nguy cơ gặp phải hiện tượng răng sứ bị ê khi uống lạnh. 

Theo Vua Răng Sứ, tủy răng là một tổ chức liên kết hết sức chặt chẽ giữa dây thần kinh và mạch máu, nằm ở sâu giữa thân răng. Khi bị viêm tủy hoặc tủy suy giảm chức năng, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau răng, tê buốt răng khó chịu.Nếu không điều trị sớm thì viêm tủy răng sẽ chuyển dần sang giai đoạn mãn tính và làm tăng nguy cơ gây biến chứng sung huyết, áp xe ổ răng, thậm chí là viêm hạch nguy hiểm. 

Răng sứ không khớp với cung hàm

Răng sứ bị ê khi uống lạnh là hậu quả đương nhiên của việc mão sứ lệch kích thước với cung hàm trong quá trình phục hình thẩm mỹ. Lúc này, lực nhai cắn, giao tiếp hàng ngày sẽ dồn toàn bộ lên trụ răng sứ, khiến cho bạn dễ có cảm giác đau nhức, vô cùng khó chịu.


rang-su-bi-e-buot-2
Nướu răng quá nhạy cảm là nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng dễ tê buốt

Chất liệu mão sứ không đảm bảo

Có không ít địa chỉ nha khoa kém chất lượng hiện nay cung cấp các dòng răng sứ làm từ chất liệu không đảm bảo, không rõ xuất xứ và cũng không có giấy tờ kiểm định rõ ràng. 

Chính điều này mà sau khi thực hiện bọc răng thẩm mỹ, khách hàng sẽ có nguy cơ gặp phải triệu chứng đau nhức, tê buốt chân răng, nhất là khi ăn phải đồ ăn nóng hoặc uống đồ uống quá lạnh.

Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn chỉnh

Trong quá trình bọc răng tại địa chỉ nha khoa mà bác sĩ chuyên môn kém, tay nghề không tốt, thiết bị không đảm bảo sẽ dẫn đến kỹ thuật không chuẩn. Những sai sót này là nguyên nhân nguy hiểm khiến khách hàng gặp phải hiện tượng răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh.

Răng sứ bị ê khi uống lạnh làm thế nào để xử lý an toàn?

Sau khi đã xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ ê buốt răng thì bạn có thể tham khảo các phương pháp xử lý hiệu quả sau đây:

Cách cải thiện ê buốt răng bằng mẹo dân gian

Đối với tình trạng răng ê buốt mức độ nhẹ hoặc được phát hiện sớm, kịp thời thì có thể can thiệp bằng các mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí.

Nước muối:

Nước muối chứa thành phần hoạt chất sát khuẩn cao, giúp làm sạch khoang miệng, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đau, tê buốt răng.

Cách giảm răng ê buốt tại nhà bằng nước muối đơn giản như sau:

  • Sau mỗi lần đánh răng hay vệ sinh răng miệng hàng ngày thì bạn nên tiến hành súc miệng bằng nước muối đã pha loãng.

  • Lưu ý nên súc đều và kiên trì thực hiện thường xuyên cho đến khi hiện tượng ê răng giảm hẳn.

Sử dụng tỏi:

Theo quan niệm từ xa xưa và nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại, tỏi là gia vị phổ biến, có chứa lượng lớn thành phần clorua, allicin có tác dụng bảo vệ men răng tối ưu. Hơn thế nữa, tỏi cũng chứa hoạt chất sát khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện một cách an toàn tình trạng đau buốt răng khó chịu.

Để giảm tê buốt răng thì bạn có thể sử dụng nguyên liệu tỏi theo các bước như sau:

  • Bóc và giã nhuyễn một vài tép tỏi tươi.

  • Bạn đắp trực tiếp tỏi tươi vào vị trí răng đang tê rồi thư giãn khoảng 15 phút.

  • Cuối cùng, hãy súc miệng lại với nước cho thật sạch và kiên trì áp dụng phương pháp này ít nhất ngày 2 lần để cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Trà xanh:

Trà xanh là thức uống quen thuộc, thơm máy với người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, trà xanh còn chứa hàm lượng lớn các chất như acid tannic, catechin, florua,... có tác dụng bảo vệ men răng trước sự tấn công từ tác nhân bên ngoài.

Cách cải thiện răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh bằng nguyên liệu trà xanh tại nhà gồm các bước sau đây:

  • Bạn hái một nắm lá trà xanh tươi rồi rửa sạch và cho vào ấm.

  • Thêm nước nóng vừa đủ, hãm trà khoảng 30 - 45 phút và uống hoặc súc miệng hàng ngày. 

Rượu cau:

Một trong những mẹo dân gian đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị tình trạng răng ê buốt chính là sử dụng rượu cau.

Cách thực hiện các bước giảm tê buốt răng bằng nguyên liệu rượu cau như sau đây:

  • Sau mỗi lần đánh răng hàng ngày thì bạn chỉ cần ngậm rượu cau khoảng 15 - 20 phút.

  • Kiên trì thực hiện phương pháp ít nhất 2 tháng để có được hiệu quả giảm đau như mong muốn.


rang-su-bi-e-buot-4
Sau mỗi lần đánh răng hàng ngày thì bạn chỉ cần ngậm rượu cau khoảng 15 - 20 phút

Biện pháp nha khoa chuyên sâu giúp giảm ê buốt răng khó chịu

Nếu tình trạng ê buốt răng đã diễn biến nặng nề và cản trở nhiều đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày thì những mẹo dân gian kể trên sẽ không đem lại hiệu quả tích cực.

Chính vì vậy, bạn cần phải đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín và tiến hành thăm khám bởi bác sĩ nha khoa chuyên môn cao, từ đó có được hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tái khoáng:

Nếu răng sứ bị ê khi uống lạnh nguyên nhân xuất phát từ men răng, tủy răng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cho bạn bằng phương pháp tái khoáng. Tái khoáng tức là sử dụng các loại dung dịch nha khoa chuyên dụng chứa thành phần gồm fluoride, calcium, phosphate để trám trực tiếp vào vị trí răng bị đau, tê buốt.

Các chất kể trên sẽ giúp lấy đầy khoảng trống bên trong răng, đồng thời cải thiện tổn thương và giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị ê, đau buốt khó chịu khi uống đồ lạnh.

Trám răng: 

Một trong những cách giảm răng sứ bị ê khi uống lạnh đơn giản, nhanh chóng chính là can thiệp kỹ thuật trám răng. Ổ răng sau khi phục hình là vị trí ưa thích của nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh viêm nhiễm.

Chính vì vậy, trám răng nhằm lấp đầy khoảng trống của răng bằng vật liệu nha khoa vô khuẩn được xem là giải pháp tối ưu, thay thế phần men răng bị tổn thương, từ đó giúp giảm tê buốt khó chịu.

Bọc răng sứ:

Nếu bạn bị ê buốt răng và áp dụng các biện pháp kể trên không đem lại hiệu quả tốt thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp bọc răng sứ. Để tiến hành bọc răng, bác sĩ cần mài mòn đi một lớp men răng mỏng, đã được tính toán kỹ càng về tỷ lệ rồi mới bọc sứ lên trên trụ răng.


rang-su-bi-e-buot-5
khắc phục bọc răng sứ

Cách phòng ngừa răng sứ bị ê khi uống lạnh hiệu quả

Để phòng ngừa triệu chứng răng sứ bị ê buốt thì bạn có thể áp dụng các cách như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần phải chọn địa chỉ nha khoa đảm bảo uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt và máy móc, thiết bị đảm bảo chất lượng. Chỉ có như vậy thì quy trình phục hình răng mới diễn ra an toàn, không gây ra hiện tượng ê buốt, đau nhức răng hàng ngày.

  • Trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn cần phải được thăm khám kỹ càng sức khỏe, đồng thời điều trị triệt để toàn bộ các bệnh lý viêm nhiễm tại răng miệng rồi mới phục hình.

  • Lựa chọn loại răng sứ được chế tác từ chất liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giấy tờ kiểm định đầy đủ.

  • Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ thì bạn vẫn nên duy trì thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng kem đánh răng lành tính, có chứa thành phần sát khuẩn.

  • Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị về đơn thuốc, biện pháp chăm sóc, thói quen sinh hoạt khoa học, đặc biệt là lịch tái khám định kỳ.

Vua Răng Sứ mong rằng, những thông tin hữu ích chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm, kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.


3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page