Cầu răng sứ là một lựa chọn để cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ của nụ cười. Tuy nhiên, nếu không được chỉ định đúng cho tình trạng răng cụ thể, phương án này có thể mang lại nhiều nhược điểm. Việc nắm rõ cả ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cầu răng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trước khi quyết định thực hiện.
Làm cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là một phương pháp phức tạp để khôi phục răng mất trong lĩnh vực nha khoa. Trong quy trình này, các bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng kề cận vị trí mất răng và sau đó sử dụng một cấu trúc cầu răng gồm ba mão sứ để gắn lên. Mão sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất, trong khi hai mảnh sứ còn lại được gắn lên các răng thật để làm trụ đỡ cho cầu răng.
Số lượng mảnh sứ trong cầu răng sẽ phụ thuộc vào số lượng răng đã mất. Điều này có nghĩa là, với số lượng răng mất càng nhiều, số lượng răng cần mài để tạo trụ càng tăng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho các trường hợp mất răng ở vị trí số 7 hoặc mất toàn bộ răng hàm. Điều này cho thấy rằng, cầu răng sứ vẫn chưa phải là phương án tối ưu nhất trong mọi tình huống.
Nhược điểm của cầu sứ
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp làm cầu răng sứ còn tồn tại những nhược điểm như sau:
Hạn chế về đối tượng sử dụng
Cầu răng sứ chỉ thích hợp cho những bệnh nhân mất từ một đến hai chiếc răng và những răng kề cận phải còn khỏe mạnh. Phương án này không áp dụng được khi mất răng ở vị trí số 7 hoặc mất toàn bộ răng hàm.
Ảnh hưởng đến các răng kế cận
Một trong những nhược điểm lớn nhất của cầu răng sứ là mức độ can thiệp cao, khiến cho việc mài nhỏ hai răng kế cận để tạo trụ đỡ cho răng chính. Vì vậy, đây cũng là một trong những điểm khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện phương án này.
Không ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm
Một nhược điểm khác của cầu răng sứ là không thể khôi phục lại chân răng đã mất, do đó không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm – hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng. >>>Tham khảo thêm: Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Tuổi thọ sử dụng không cao
Cầu răng sứ chỉ có tuổi thọ từ 7 đến 10 năm. Tuy nếu khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách, cẩn thận và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, thì có thể kéo dài thời gian sử dụng.
Trồng răng implant có tốt hơn cầu răng sứ không?
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sử dụng trụ Implant cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng. Sau đó, chờ cho trụ Implant tích hợp chặt vào xương hàm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng trước khi gắn mão răng sứ lên Implant.
Trồng răng Implant mang lại nhiều ưu điểm như sau:
Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Cải thiện khả năng ăn nhai lên đến 98%.
Tính thẩm mỹ cao, giúp nụ cười trở nên tự nhiên và hài hòa.
Dễ dàng vệ sinh như răng thật.
Thời gian sử dụng lâu dài, có thể kéo dài đến trọn đời.
Như đã đề cập ở trên, cầu răng sứ có nhiều nhược điểm khác nhau. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, trồng răng Implant không có bất kỳ nhược điểm nào có thể gây hại cho sức khỏe hoặc gây khó chịu khi sử dụng. Chính vì lý do này, đây được xem là phương án được các bác sĩ đánh giá là tối ưu nhất hiện nay.
>>>Tìm hiểu thêm: Cầu răng sứ là gì? Các loại cầu răng tốt nhất hiện nay?
Comments