Cầu răng sứ, một giải pháp phục hồi nụ cười hoàn hảo, ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng tái tạo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cao. Nhưng liệu cầu răng sứ có thực sự tốt không? Bài viết này Kiến thức răng sứ sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Cầu răng sứ có tốt không? Ưu và nhược điểm
Mọi người khi bị mất răng thường tìm hiểu khá nhiều về phương pháp cầu răng sứ. Tuy nhiên, có một vấn đề mọi người khá quan tâm là cầu răng sứ có tốt không?
Để giải đáp thắc mắc của các bạn, nha khoa Shark sẽ đưa ra những ưu và nhược điểm để có cái nhìn khách quan hơn.
Ưu điểm của cầu răng sứ:
Quy trình thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng từ 4 - 5 ngày, chiếc răng đã mất được phục hình hoàn hảo.
Cầu răng sứ được gắn cố định trên cung hàm và có độ cứng chắc nên sẽ giúp ăn nhai như bình thường, khả năng ăn nhai so với răng thật đạt 70%.
Mang tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên giống răng thật.
Không gây kích ứng nướu trong khoang miệng.
Khôi phục khớp cắn, giúp cải thiện chức năng phát âm.
Ngăn chặn được tình trạng xô lệch răng vào vị trí răng đã mất.
Thời gian sử dụng lâu nếu chăm sóc đúng cách và thực hiện tại những cơ sở uy tín.
Bên cạnh một số ưu điểm nổi bật, làm cầu răng sứ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khiến mọi người băn khoăn trước khi thực hiện.
Ảnh hưởng tới cấu trúc của răng làm trụ, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến răng nhạy cảm và ảnh hưởng tới tủy răng.
Phương pháp này chỉ được thực hiện khi 2 răng làm trụ khỏe mạnh và răng cần phục hình không phải là răng số 7. Do đó, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được.
Nếu trên cung hàm bị mất nhiều răng một lúc thì phương pháp làm cầu răng sứ không thể cải thiện được.
Làm cầu răng sứ chỉ có thể thay thế phần thân răng đã mất chứ không thể thay thế được chân răng. Do đó, tình trạng tiêu xương hàm vẫn xảy ra.
Việc chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng khó hơn. Nếu không vệ sinh răng đúng cách sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Như vậy, với những ưu và nhược điểm trên đây, vấn đề cầu răng sứ có tốt không đã được giải đáp. Có thể thấy, phương pháp này có tốt nhưng chỉ trong một số trường hợp cụ thể.
Làm cầu răng sứ có bền không?
Bắc cầu răng sứ có bền không? Phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ có tuổi thọ khoảng 7 - 10 năm. Bên cạnh đó, cầu răng sứ có độ cứng chắc, khả năng ăn nhai tốt như răng thật. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ lâu dài, ngoài chất lượng răng sứ, bạn cùng cần chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đây là một phương án giúp cải thiện các răng đã mất hiệu quả. Đồng thời phương án trồng răng này cố định, do đó, bạn không cần phải lắp ra tháo vào bận tiện.
Làm cầu răng sứ có đau không?
Ngoài việc quan tâm đến việc liệu phương pháp làm cầu răng sứ có hiệu quả không, nhiều người cũng quan tâm đến mức độ đau đớn khi thực hiện trồng răng sứ. Với các trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm chuyên môn của các bác sĩ, quá trình làm cầu răng sứ hiện nay thường không gây ra cảm giác đau đớn đáng kể. Tuy nhiên, đối với những người có răng nhạy cảm, có thể có cảm giác ê buốt kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày sau khi thực hiện. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải quá lo lắng.
Cách giữ độ bền cho cầu răng sứ
Để đảm bảo cầu răng sứ có tuổi thọ lâu dài và bền bỉ trong miệng, bạn cần chú ý đến một số thói quen sau:
Thói quen ăn nhai: Ưu tiên việc ăn nhai đều đặn trên cả hai bên để tránh tình trạng một bên chịu tải trọng lớn hơn gây ra sự mất cân đối trong khuôn mặt.
Hạn chế thực phẩm cứng, dai: Tránh những thực phẩm có thể làm sứt, vỡ răng sứ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng hàng ngày và sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám vi khuẩn.
Điều quan trọng là chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín và có kinh nghiệm. Bạn nên tham khảo ý kiến của những khách hàng trước đó và lựa chọn răng sứ chất lượng với mức giá hợp lý. Bác sĩ có kỹ năng cao cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quá trình làm cầu răng sứ diễn ra an toàn và hiệu quả.
Những kinh nghiệm này được chia sẻ từ những người đã trải qua quá trình phục hình răng bằng cách làm cầu răng sứ. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này, bạn sẽ có một nụ cười đẹp tự nhiên, bền vững và đảm bảo sức khỏe của răng miệng.
Commentaires